Chăm sóc răng miệng cho bé


Nên chăm sóc răng cho con từ khi còn rất bé. Sau này bé sẽ biết ơn ba mẹ khi có được hàm răng trắng đều và khỏe mạnh. Đó là những gì cha mẹ có thể làm được cho "tương lai" của con
Răng sữa của bé
Tại sao răng sữa lại quan trọng ? -Răng sữa ở trẻ cũng quan trọng như răng vĩnh viễn. Những răng nầy sẽ giúp trẻ ăn nhai, nói chuyện, có gương mặt đẹp, đồng thời nó giữ khoảng cho răng vĩnh viễn sau nầy mọc lên đúng chỗ, đều và đẹp. -Một số người thường có suy nghĩ là răng sữa không quan trọng vì nó cũng sẽ được thay thế nên không cần chăm sóc nó . Chúng ta nên biết là dưới mỗi răng sữa có một mầm răng vĩnh viễn chuẩn bị mọc, nếu vì lý do nào đó răng sữa chậm rụng hoặc mất quá sớm thì các răng vĩnh viễn sau nầy mọc lên có thể chen chúc, không đều nhau và hậu quả là đưa đến sự xáo trộn khớp cắn. -Răng sữa tốt , khỏe mạnh giúp cho răng vĩnh viễn mọc đúng chỗ . Răng sữa xấu sẽ làm cho răng vĩnh viễn mọc chen chúc.
Làm sao giữ cho trẻ không bị sâu răng? -Kẻ thù chung của răng và nướu là các mảng bám răng. Mảng bám răng là một chất dính chắc chứa lớp vi trùng mỏng gây nên bệnh sâu răng. Mảng bám răng cùng với chất đường tạo nên axit tấn công phá huỷ men răng gây nên lỗ sâu răng. Vì thế nên giảm bớt kẹo, bánh, thức ăn ngọt và nước uống có đường. -Tất cả các nhóm tuổi của trẻ đều có nguy cơ sâu răng, thường có khuynh hướng xảy ra ở trẻ ăn vặt và không có thói quen chải răng sau mỗi lần ăn. -Chải răng đúng cách với kem đánh răng có Fluor tối thiểu 2 lần một ngày rất quan trọng , cũng như cho trẻ ăn những thức ăn tốt như trái cây ngũ cốc, giảm thiểu những thức ăn có đường cũng giúp phòng ngừa sâu răng
Chăm sóc răng tốt và sớm cho trẻ - Khuyến khích và tạo môi trường vui thích cho trẻ chải răng, chẳng bao lâu trẻ sẽ cảm thấy chải răng như là một thói quen hằng ngày giống như ăn sáng hoặc đọc truyện trước khi đi ngủ. - Tập cho trẻ có thói quen chải răng ngay sau khi mọc các răng sữa đầu tiên. - Giúp trẻ chải răng cho đến khi trẻ được 3 tuổi, rồi khuyến khích trẻ tự chải lấy nhưng dưới sự kiểm soát của bạn, hướng dẫn trẻ cách chải răng đơn giản như động tác xoay tròn với biên độ nhỏ. - Chọn cho trẻ bàn chải nhỏ đầu tròn và sợi lông mềm. - Chỉ sử dụng một lượng nhỏ như hạt đậu kem đánh răng có Fluor. Hướng dẫn trẻ súc miệng và nhổ hết kem đánh răng ra sau khi chải răng. - Thường xuyên kiểm tra răng trẻ nếu thấy có những đốm sâu răng sẫm màu trong miệng trẻ. Nên cho trẻ đi khám răng lần đầu tiên trong khoảng thời gian giữa lần mọc răng đầu tiên và lúc trẻ được 1 tuổi. Như vậy chăm sóc răng miệng sớm và đúng cách chắc chắn giúp trẻ luôn có hàm răng mạnh khỏe và nụ cười rạng rỡ.
Khi nào trẻ bắt đầu tự chải răng? -Răng nướu lành mạnh giúp cho sức khoẻ của tre ûtốt vì sẽ giúp trẻ ăn nhai, phát âm đúng và có nụ cười rạng rỡ. -Phụ huynh sẽ đóng vai trò quan trọng cho sức khỏe răng miệng của con mình, thật vậy chăm sóc răng miệng cho trẻ bắt đầu từ bạn. -Điều đặc biệt quan trọng làm cho trẻ cảm thấy hăng hái, nhiệt tình, năng động trong việc chăm sóc hàm răng của mình. Mặc dù bạn hướng dẫn trẻ chải răng đúng cách hoặc đưa trẻ đi khám răng định kỳ cũng nên nhớ đó là một cách tốt nhưng đừng quên khen ngợi và khuyến khích trẻ để hướng cho trẻ tự ý chăm sóc răng miệng và có nụ cười tươi tắn.
Nên chải răng cho trẻ như thế nào? -Để ngăn ngừa sự thành lập mảng bám, thì điều quan trọng nên làm là chải sạch kỹ lưỡng răng và nướu mỗi ngày ít nhất 2 lần. Khi chải răng cần nhớ là mỗi răng của chúng ta có đến 5 mặt: Mặt ngoài, mặt trong, 2 mặt bên gần xa và mặt nhai (răng cối), hay bờ cắn (răng cửa). Và chỉ có một cách duy nhất chắc chắn giúp ta phòng ngừa bệnh lý răng miệng là làm sạch tất cả các mặt của răng. Hiện nay có nhiều kỹ thuật chải răng khác nhau và tốt nhất bạn nên hỏi ý kiến nha sĩ điều trụ cho bạn để biết mình nên theo phương pháp chải răng nào là phù hợp nhất khi chải răng . -Chải mặt ngoài các răng cửa, đặt bàn chải nghiêng một góc 45 độ hướng về phía bờ nướu. - Bắt đầu chải mặt nhai vóii bàn chải trẻ em có sợi lông mềm , dùng động tác đẩy tới lui với biên độ ngắn. - Di chuyển vào răng trong chải nhẹ nhàng. - Chải mặt trong các răng cửa dưới , giữ bàn chải thẳng đứng , dùng phần đỉnh bàn chải chải nhẹ theo hướng từ nướu đến bờ cắn. - Phải chắc chắn rằng các răng sau và nướu được làm sạch đúng mức. - Nên thay bàn chải của trẻ khi lông bàn chải bắt đầu toe ra, thường thì mỗi 3 tháng một lần. Trẻ 3-4 tuổi có thể tự chải răng nhưng nên có sự giúp đỡ của bố mẹ . Để chải răng dễ dàng nên hướng dẫn cho trẻ cách chải răng đơn giản như động tác xoay tròn nhỏ.
Chọn bàn chải và kem đánh răng như thế nào cho trẻ? Nên chọn bàn chải có sợi lông thật mềm được dành riêng cho trẻ em . Ngày nay có rất nhiều bàn chải với màu sắc và thiết kế rất ngộ ngĩnh làm thúc đẩy trẻ muốn chải răng , nhưng nên nhớ chọn cho trẻ loại bàn chải được thiết kế phù hợp và kích cỡ vừa với lứa tuổi của trẻ để khuyến khích trẻ chải răng Có thể chọn cho trẻ loại bàn chải máy rất hiệu quả và an toàn khi chải răng Nhiều loại kem đánh răng trẻ em có mùi vị phù hợp với vị giác của trẻ để khuyến khích trẻ chải răng , nhưng nên chọn cho con bạn mùi vị mà cháu thích nhất
Tại sao nên cho trẻ đi đến bác sĩ răng hàm mặt? BS RHM sẽ khám toàn bộ răng nướu , hàmvà sẽ phát hiện bất kyø những dấu hiệu bất thường ở giai đoạn sớm đồng thời sẽ hướng dẫn cách chải răng và chăm sóc răng miệng đúng cách cho trẻ. Nha sĩ có thể yêu cầu sử dụng thêm Fluor cho trẻ nếu thấy cần thiết . Đây cũng là lúc để hỏi BS RHM xem răng của trẻ đang phát triển như thế nào. Khám răng định kỳ 6 tháng một lần để phát hiện và điều trị sớm các bệnh răng miệng.
Làm sao để giữ răng sữa của trẻ không bị sâu sớm?
- Các bậc cha mẹ nên biết cách chăm sóc sức khỏe răng miệng cho con mình . Luôn luôn giữ miệng cho trẻ sạch sẽ . Sau mỗi lần ăn cần vệ sinh răng miệng ngay, dùng gòn hay gạc chùi sạch răng cho trẻ. Cần tập cho trẻ có thói quen chải răng ngay sau khi mọc các răng sữa đầu tiên - Hướng dẫn cho trẻ cách sử dụng chỉ tơ nha khoa đúng cách để làm sạch kẻ răng - Bà mẹ không nên tập cho con mình ăn một chế độ ăn quá nhiều chất đường - Chế độ ăn của trẻ rất quan trọng , hướng dẫn trẻ tránh ăn hoặc giảm thiểu những thức ăn , thức uống có đường, ví dụ chỉ dùng trong những giờ ăn chính , chải răng sau khi ăn luôn luôn là thói quen tốt cho trẻ. - Ăn các lọai thực phẩm bổ dưởng , hợp lý tốt cho răng như rau trái cây tươi , hạn chế ăn vặt đặc biệt là các chất đường , bột , dính … - Nên đến bác sĩ RHM khám răng định kỳ sau khi trẻ được 6 tháng đến 1 tuổi để phát hiện những răng mới bị sâu cũng như những hướng dẫn về cách chăm sóc răng. - Thường xuyên kiểm tra răng trẻ nếu thấy có những đốm sâu răng sẫm màu trong miệng trẻ thì nên đi điều trị sớm. - Nếu nguồn nước sử dụng không được Fluor hóa phòng ngừa sâu răng, hãy đến BS RHM tư vấn cách bổ sung Fluor cho trẻ ( như sử dụng kem đánh răng có Fluor, viên Fluor…).
Nguồn : Bệnh Viện Nhi Đồng I - Thạc sĩ: Nguyễn Quốc Dũng

Danh sách bác sĩ cho bé nhà mình khi bệnh nhé!


Xuất phát từ nhu cầu bản thân,hôm nay em mạo muội lập 1 danh sách các bác sĩ uy tín,mát tay và nhiệt tình cho các bé nhà mình để các mẹ cùng tham khảo.Tuy nhiên,thông tin em sưu tầm cũng có hạn.Mẹ nào biết thêm các địa chị uy tín nào thì comment cho em,em sẽ bổ sung vào danh sách sách dưới đây nhé!Rất mong các mẹ nhiệt tình ủng hộ để các bé nhà mình khi bệnh có những nơi uy tín và gần nhà tiện khám và theo dõi mà các mẹ cũng đỡ xì-trét mỗi khi con bệnh ạ.

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH:

1.Bác sĩ Đỗ Châu Việt:Trưởng khoa Nhiễm bệnh viện Nhi đồng 21. BS, TS Tạ Khánh Vân – trưởng khoa điều trị tự nguyện Viện Nhi TW .

Em giới thiệu bác sĩ này đầu tiên vì đây là bác sĩ Phệ nhà em đi từ hồi vừa tròn tháng.Phệ nhà em mới 20 ngày tuổi đã phải đi thăm bác sĩ,nhưng đi nhiều nơi mà ko khỏi. Sau được vc anh bạn giới thiệu đến đây,ko biết do hợp thầy hợp thuốc thế nào mà từ toa thuốc đầu tiên đã đỡ.Chưa kể,bác sĩ cũng rất nhiệt tình.Con đầu,nhiều cái chưa biết,cái gì em cũng hỏi bác sĩ,có hôm gần 23h,tổng đài tư vấn y khoa 1088 đã nghỉ nhưng bác sĩ Việt thì lại bị em làm phiền thì Phệ sốt quá cao.Chưa kể có lần được bác sĩ bán thuốc thiếu,hí hí.Nói chung là em rất tin tưởng bác sĩ này.Bác sĩ Việt là con trai của bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc hay lên báo đấy ạ (Nguyên giám đốc bệnh viện nhi đồng 1)
ĐC: 399/8 Nguyễn Đình Chiểu Q3 (Chỉ khám 2,4,6 từ 17h-19h)
Còn 3,5,7 thì khám ở quận 7 (bữa nào đi khám em xin lại địa chỉ nhé)

2.Bác sĩ Trần Nguyên Khôi:Chuyên khao cấp I nhi bệnh viện nhi đồng 2 (Khoa dịch vụ 3)

ĐC:23 bạch Đằng F15 Q.Bình Thạnh
Khám từ thứ 2-7: 17h – 20h, chủ nhật: 9h-11h
Email: bskhoi23bd@yahoo.com.vn
Lấy số qua tin nhắn: Soạn tin: Layso nkhoi gửi tới 6355

3.Bác sĩ Nga: Bảo sanh viện Thiên Ân
ĐC: đường Đặng Văn Ngữ, quận Phú Nhuận, ĐT: 8443233

4.Bác sĩ Bạch Vân Cam
ĐC: 163 Nguyễn Văn Cừ, Q5, ĐT: 8350426

5.Bác sĩ Trần Thành Trai
ĐC: 209 3/2, Q10, ĐT: 8334574

6.Bác sĩ Trần Đông A
ĐC: 351/5C Lê Đại Hành, Q11, ĐT: 8550740

7.Bác sĩ DÂN,
ĐC: 68 Hoàng Hoa Thám P7 Bình Thạnh

8.Bác sĩ Thoa
ĐC: 470 Lê Quang Định P11 Bình Thạnh

9.Bác sĩ Mai Đằng
ĐC: 100B Thích Quảng Đức Phú Nhuận

10.Bác sĩ Nguyên Anh: BS phòng cấp cứu bệnh viện Nhi Đồng 2
ĐC: Phòng mạch trên đường Cao Thắng (hẻm đối diện bánh cuốn Hải Nam).

11.Bác sĩ Lộc Thanh& Bác sĩ Nguyễn Lân Đính của Vinamilk:cái này là tư vấn dinh dưỡng ạ
ĐC: 82 A CMT8, phường Bến Thành quận 1 tel: 8324125.

12.Bác sĩ Đào Thị Yến Phi
ĐC: 159/7 Ngô Quyền, P.6, Q.10
Điện thoại: 8532464
Giờ khám: 17g30 – 20g00 từ Thứ Hai đến Thứ Bảy

13. Giáo sư Bác sĩ Hoàng Trọng Kim: Chuyên khoa Nhi-Tim mạch
ĐC: 541/42 Sư Vạn Hạnh (nối dài) F13 Q10
GSBS Hoàng Trọng Kim rất lớn tuổi rồi. Bác sĩ rất giỏi và giàu kinh nghiệm.Bác là cháu của ông Hoàng Diệu đấy ạ.
Bác ko chỉ chuyên khoa nhi mà còn rất giỏi về tim mạch nữa.Bà ngoại Phệ bị tim mạch lâu rồi,đi nhiều bác sĩ mà ko đỡ nhưng đến bác sĩ Kim thì khác hẳn,bệnh thuyên giảm hẳn.Giờ tháng nào bà ngoại Phệ cũng phải ghé thăm bác Kim,tim mạch mà,uống thuốc dài dài

HÀ NỘI

1.Bác sĩ Tạ Khánh Vân: Trưởng khoa điều trị tự nguyện Viện Nhi TW .

Địa chỉ: 26 Phố Chùa Láng
Điện thoại: 04. 38355596, 0903266570

2. BS Đinh Thị Vĩnh – nguyên phó khoa nhi – BV Tai mũi họng.

Địa chỉ: Số 1, ngõ 49, phố Triều Khúc, Thanh Xuân, HN (cạnh nhà máy ôtô Hoà Bình).
Điện thoại: 04. 38543395 (khám tại nhà riêng)

3. BS. Lê Thị Hồng Hanh – khoa hô hấp – BV Nhi

Địa chỉ: Số 2, tổ 4, ngách 25/59, đường Vũ Ngọc Phan
Điện thoại: 04. 37762055 (khám tại nhà riêng)

4. BS. Hồng – BS điều trị khoa hô hấp – BV Nhi

Địa chỉ:14, ngõ 61, đường Trần Duy Hưng.
Điện thoại: 0913.378.928

5. BS Đạt

Bác sỹ chuyên khoa Hô hấp Bệnh viện Nhi Thuỵ Điển, giáo viên trường ĐH Y khoa Hà Nội. Bác sỹ giỏi chuyên môn, rất tận tuỵ, hoà nhã, đặc biệt cẩn trọng và không lạm dụng kháng sinh. Bạn có thể gọi điện mời bác sỹ đến nhà khám cho bé hoặc gọi điện xin tư vấn.

Điện thoại: 0904153214
Điện thoại nhà riêng: 04. 38548352

Khám tổng hợp

1. Phòng khám ABCD

Địa chỉ: 29 Giang Văn Minh, Kim Mã (gần bến xe Kim Mã).
Điện thoại: 04. 37344.295 – 091.355.4264.

2. BS. Đỗ Thiên Đồng – chuyên khoa nhi cấp I, chuyên gia y tế tại Nga

Phòng khám 1/111 Phố Láng Hạ (phía sau công an phường Láng Hạ)
Chuyên khám nội khoa, hồi sức cấp cứu, tai mũi họng
Điện thoại: 8.562.066 – 0903.217.446
Email: doctordong@vnn.vn

3. Bác sĩ Nguyễn Thị Hoàn (Tiến sĩ) Trưởng khoa nội tiết Bệnh viện nhi TW

Phòng khám 119 Nguyễn Lương Bằng, ngõ chùa Đồng Quang (đối diện Gò Đống Đa).

4. BS Thắng – Phó Khoa hồi sức cấp cứu Bệnh viện Nhi TW

Địa chỉ: Số nhà 36, ngách 64, ngõ 16, phố Nguyễn Phúc Lai
Điện thoại: 04. 38517154 – 0913506336 (Khám tại nhà riêng).

5. BS Phạm Đức Thịnh – GĐ BV Hồng Ngọc – 95 Nguyễn Trường Tộ.

Điện thoại: 04. 37163972- 04. 37161239

6. BS Trực – viện Nhi

Số điện thoại 0904.11.41.00, bác sỹ rất hiền và tốt.

Nếu bệnh nặng bác sỹ sẽ đến nhà, nếu nhẹ bạn đưa con đến nhà bác sỹ, ở làng Quốc tế Thăng Long.

Hiểu rõ về muối trong chế độ ăn của trẻ


Các bữa ăn, thức ăn vặt công nghiệp dường như rất phù hợp với yêu cầu của các ông bố bà mẹ bận rộn. Vậy là trẻ ăn rất nhiều muối mà bố mẹ hoàn toàn không hay biết. Còn bé nhà bạn ăn bao nhiêu muối mỗi ngày?

Tác hại của dư thừa muối đối với sức khỏe trẻ em

– Làm tăng huyết áp

– Gây “thất thoát” can-xi trong xương, dẫn đến yếu xương và đối với 1 các thiếu nữ thì điều này sẽ làm tăng nguy cơ loãng xương sau này.

– Thèm các loại đồ uống có đường, vốn gây ra béo phì, thừa cân.

Trẻ cần bao nhiêu muối mỗi ngày?

Trẻ em đang ăn nhiều, thậm chí nhiều muối hơn cả người lớn trong khi nhu cầu của chúng lại ít hơn:

Tuổi Lượng muối tối đa 1 ngày (g) Lượng muối tối đa 1 ngày (thìa cà phê)
0-6 tháng < 1 < 1/4
7-12 tháng 1 < 1/4
1-3 tuổi 2 1/3
4-6 tuổi 3 ½
7-10 tuổi 5 + – 3/4
11 tuổi + 6 1
Người lớn 6 1

Từ bảng trên, bạn có thể thấy rằng trẻ nhỏ và trẻ em cần rất ít muối. Đối với trẻ từ 11 tuổi trở lên và người lớn thì không cũng nhiều hơn 6g (1 thìa cà phê)/ngày.

Lưu ý rằng muối được tính là từ lọ gia vị trong bếp nhưng cũng có có thể được giấu trong nhiều loại thực phẩm. Trên thực tế, 75% muối “nạp” vào cơ thể là từ thực phẩm mà chúng ta mua.

Trẻ sơ sinh: Khẩu hiệu “Sữa mẹ là tốt nhất” không bao giờ thừa và sữa mẹ cung cấp dưỡng chất hoàn hảo nhất cho trẻ với lượng muối cực nhỏ. Đối với những bà mẹ dùng sữa công thức thì cần xem xét kỹ thành phần và pha theo đúng hướng dẫn để lượng muối trong sữa pha không vượt quá chuẩn.

Trẻ đã cai sữa: Khoảng từ 6 tháng trở lên, bé sẽ bắt đầu học ăn dặm. Thận của trẻ lúc này chưa thể “ứng phó” tốt với lượng muối thêm vào vì thế không cần cho muối vào thức ăn của trẻ trong giai đoạn này.

Tránh cho trẻ ăn ngũ cốc của người lớn hay các thực phẩm đã chế biên sẵn vì chúng thường thêm muối.

Trẻ tuổi chập chững và đi học: hãy cất các lọ muối để sẵn trên bàn vì trẻ tuổi này chưa cần phải thêm muối vào các món ăn. Các loại thức ăn chứa nhiều muối như các loại crisps, chips, cánh gà chiên, pizza… cũng nên hạn chế. Một số thực phẩm khác có chứa nhiều muối gồm thực phẩm chế biến sẵn, các loại đồ hộp. Khuyến khích trẻ ăn nhạt sẽ giúp trẻ tránh xa các món ăn nhiều muối khi lớn lên.

Nguồn: Dân trí / Health24

Sữa mẹ và những điều cần lưu ý


Sữa mẹ xuất hiện từ 3-5 ngày sau khi sinh, tuy nhiên các chuyên gia khuyến cáo, hãy cho trẻ bú ngay phần sữa non ít ỏi sau khi bé chào đời.

Ngày nay càng nhiều phụ nữ sau khi sinh không có khả năng nuôi con bằng sữa mẹ vì không có hoặc ít sữa, chất lượng sữa không bảo đảm hoặc sức khoẻ của mẹ không cho phép nuôi con bằng sữa mẹ. Liệu điều này có bình thường?

Tất nhiên là điều này không hề bình thường chút nào. Các chuyên gia y tế khẳng định rằng, những đứa trẻ được nuôi bằng sữa mẹ thường khoẻ mạnh và phát triển tốt hơn những đứa trẻ phải nuôi bằng sữa ngoài, đơn giản là vì trong sữa mẹ có tất cả các chất đề kháng cần thiết cho sự khoẻ mạnh và phát triển tốt của trẻ nhỏ.

Thường thì sữa mẹ xuất hiện ngay từ 3-5 ngày sau khi sinh, tuy nhiên các chuyên gia y tế cũng đưa ra khuyến cáo rằng, hãy cho trẻ bú ngay phần sữa non ít ỏi sau khi sinh. Điều này rất tốt cho sức khoẻ và thói quen của bé sau này. Nếu không thì rất có thể sau này bé sẽ không chịu bú sữa mẹ. Trường hợp này khá phổ biến với nhiều bà mẹ sau khi sinh.

Các chuyên gia y tế khuyến cáo rằng, trong 3 ngày đầu tiên sau khi sinh bạn không nên uống quá nhiều nước vì điều này có thể làm tắc tuyến sữa. Khi có sữa bạn sẽ cảm thấy buốt rất đặc trưng ở ngực và khi đó cần phải uống nhiều nước ấm hơn.

Một số vấn đề thường gặp ở những bà mẹ sau khi sinh con liên quan đến tuyến sữa và cách khắc phục

1. Không có sữa hoặc thiếu sữa

Để sữa của bạn không bị mất đi và có chứa nhiều chất bổ nhất cho con, hãy ăn nhiều hoa quả, rau và các đồ ăn giàu protit. Cố gắng tránh stress, nghỉ nghơi và đi dạo thường xuyên khi ở giai đoạn nuôi con bằng sữa mẹ. Trong thời gian này tốt nhất là nên uống chè thảo mộc, trà sữa, nước sắc từ cây tầm ma, các đồ uống không có cồn.

2. Bé không chịu bú mẹ

Rất nhiều bà mẹ đã sai lầm khi trong giai đoạn nuôi con bằng sữa mẹ thường hay cho con uống sữa tổng hợp vì không đủ sữa, vì con chưa đủ no. Tuy nhiên, chính việc này lại làm cho bé quen với việc uống sữa tổng hợp, sữa hộp mà không thèm ngó ngàng đến nguồn sữa mẹ giàu dinh dưỡng. Nếu sau khi sinh bạn có vấn đề liên quan đến chất lượng hoặc số lượng sữa, hãy cố gắng điều chỉnh quá trình tiết sữa nhờ lối sống khoẻ, ăn uống đều đặn, đủ dinh dưỡng, kết hợp với nghỉ nghơi và tập luyện đều đặn.

3. Trẻ bú không đúng cách

Nếu con bạn không thể giữ được núm vú trong khi bú hoặc khi cho con bú bạn cảm thấy đau (một số bà mẹ đã tỏ  ra tức giận khi con của họ dường như đang cắn núm vú chứ không bú) thì đừng vội đổ lỗi cho con mà lỗi lại chính ở bạn, vì bạn đã cho con bú không đúng cách. Bạn cần phải áp sát con vào đầu ti của mình làm sao để con bạn ngậm được đầu ti sâu nhất trong khoảng quầng vú và bắt đầu kích thích tuyến sữa. Điều tưởng chừng như đơn giản mà lại không đơn giản chút nào. Nếu cho con bú không đúng cách sẽ rất nguy hiểm, không chỉ làm cho con luôn trong tình trạng bị đói mà bạn còn có thể bị rạn nứt ở núm vú.

4. Trẻ không bú theo thời gian biểu định sẵn và không đúng lúc

Nếu trước kia những đứa trẻ trong thời kỳ bú sữa mẹ bú theo thời gian biểu định sẵn thì ngày nay các bác sỹ khuyên nên cho con bú bất cứ lúc nào trẻ muốn. Hoocmon phụ trách việc tiết sữa chỉ sản sinh trong khoảng thời gian từ 3-8 giờ sáng, do đó tốt nhất trong khoảng thời gian này bạn nên cho con bú từ 3-4 lần. Việc cho con bú cũng góp phần kích thích sản sinh hoocmon tiết sữa.

Theo Afamily

Cách nuôi con bằng sữa mẹ thời hiện đại


Không có gì cao quý và thiêng liêng hơn tình mẫu tử, một tình cảm đã in sâu và trong tâm trí của con người Á Đông đặc biệt là người phụ nữ Việt Nam. Cho con bú cũng là một trong những cách thể hiện rõ nhất tình cảm ấy.

Chúng ta đều biết thời gian nuôi con bằng sữa mẹ quá ngắn sẽ ảnh hưởng không tốt đến sức khoẻ và sự phát triển trí, lực cho bé. Vì thức ăn bổ sung thay thế sữa mẹ giá trị dinh dưỡng không đủ cho trẻ, gây nhiều nguy cơ suy dinh dưỡng, giảm đề kháng với bệnh tật. Trẻ sẽ dễ bị nhiễm khuẩn cũng như có nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm. 

Sữa mẹ là nguồn thức ăn lý tưởng cho trẻ trong 6 tháng đầu đời. Nhưng trong cuộc sống hiện đại, người phụ nữ không có nhiều thời gian dành cho con bú, trong khi đó nuôi con người mẹ phải ăn nhiều chất làm các bà mẹ tăng cân không kiểm soát. Vậy làm thế nào để các bà mẹ vừa yên tâm nuôi con bằng sữa mẹ vừa đảm bảo sức khỏe của bé và phù hợp nhất với nhịp sống công nghiệp?

Lợi ích khi nuôi con bằng sữa mẹ

Cho con bú các bà mẹ có thể sớm lấy lại vóc dáng như hồi trước khi mang thai. Các nhà khoa học Mỹ kết luận rằng nuôi con chỉ bằng sữa mẹ là cách hữu hiệu giúp các bà mẹ tránh được nguy cơ bị thừa cân hoặc béo phì. Như vậy cho con bú sữa mẹ giúp giảm cân.

Không chỉ vậy, những người mẹ cho con bú có thể giảm rất nhiều khả năng mắc bệnh ung thư vú, cho dù họ ở độ tuổi nào đi nữa. Tác dụng của việc nuôi con bằng sữa mẹ là rất lớn vì vậy các bà mẹ không thể bỏ đi thiên chức cao quý này.

Nếu sữa của bạn không đủ cho con bú?

Rất nhiều bà mẹ bị mất sữa khi vừa sinh em bé. Còn có bà mẹ có sữa nhưng sữa ít, điều này làm ảnh hưởng đến quá trình nuôi con. Khi bà mẹ bị tắc sữa, sữa chưa về là do nguyên nhân khi sinh mẹ bị mất nhiều máu, mất nhiều sức dẫn đến máu không lưu thông, sức khỏe yếu. Các bà mẹ phải được bổ sung các vi chất cần thiết cho cơ thể để lấy lại sức và chăm sóc con tốt nhất.

Dùng những thực phẩm tốt cho sữa mẹ

Muốn đủ sữa để nuôi con, các bà mẹ cần ăn uống đủ chất, tránh kiêng khem một cách vô lý, trừ những loại thực phẩm làm ảnh hưởng đến nguồn sữa.

Có thể tăng cường nguồn sữa bằng cách ăn cháo gạo nếp nấu với chân giò lợn cho thêm ý dĩ, cam thảo, hoặc chân giò lợn hầm với hoa chuối hột và hạt sen.

Trong trường hợp sau sinh chậm ra sữa hãy lấy vỏ mướp và thông thảo mỗi thứ một nắm nhỏ. Dùng nồi đất, nấu nhỏ lửa, đậy kín, uống thay trà cả ngày. Uống liên tục vài ngày sẽ ra sữa nhiều và tốt.

Đu đủ xanh nấu với chân móng lợn (phần từ khuỷu xuống đến móng) cho sản phụ ăn có tác dụng thông sữa. Món ăn này rất tốt cho những sản phụ ít sữa hoặc sữa loãng.

Hoặc dùng các phương thuốc sau:

– Lấy khoảng 250g vừng hạt, rang chín, giã nhỏ, ninh với chân giò lợn để ăn trong ngày. Món ăn này có tác dụng thúc sữa, thông kinh lạc.

– Hạt mướp 20g, thông thảo 8g, mộc thông 8g, giò lợn đen 1 cái cho nước vừa đủ hầm trong nồi đất chín nhừ – gạn lấy nước uống liên tục vài ngày sẽ có hiệu quả.

– Ý dĩ 8g, thông thảo 8g, nếp trắng với 2 chân giò lợn đen (chỉ cần lấy từ khuỷu xuống đến móng). Nấu nhừ ăn cả cái lẫn nước. Có thể thêm mắm muối vừa đủ để dễ ăn. Dùng 2 đến 3 lần là có sữa ngay.

Thanh Huyền

Cho bé ăn dặm đúng cách


Bé khó ăn, háu ăn hoặc ăn uống không cân bằng (dẫn đến tình trạng thiếu, rối loạn dinh dưỡng hoặc béo phì) phần nào hình thành từ những bữa ăn đầu đời của trẻ.

 
Nguyên tắc khi cho ăn dặm
Ăn dặm – bữa ăn đầu đời của trẻ, quan trọng không phải chỉ vì cung cấp những dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển mạnh mẽ của trẻ mà còn vì chúng là “sứ giả” giới thiệu thế giới muôn ngàn mùi vị của thức ăn. Những bữa ăn đầu đời định hướng cảm nhận ẩm thực, thói quen ăn uống cho trẻ.
Tùy thể trạng từng bé, bạn có thể tập cho con nhỏ ăn đặc (ăn dặm) từ từ, bắt đầu từ 4 tháng tuổi trở đi. Gọi là ăn dặm vì đây là những bữa ăn tập dần cho trẻ làm quen với thức ăn đặc. Không thể thay thế được sữa mẹ hoặc sữa bột ngay tức thời mà phải xen kẽ. Thoạt đầu thì chỉ cần vài muỗng bột để làm quen. Nhưng khi bé đã khoái khẩu rồi và hệ tiêu hóa bé cũng đã làm quen với thức ăn thì bạn tăng dần thành bữa chính.

Thời kỳ ăn dặm của bé chia thành 3 giai đoạn: 

– Giai đoạn ăn bột:Bắt đầu từ 6 tháng tuổi trở đi, mẹ đã có thể cho bé nhấm nháp một chút bột được rồi.  Trong giai đoạn này, có thể mua bột dinh dưỡng đóng hộp của các hãng có uy tín, vì loại bột này có chứa đầy đủ các dưỡng chất cần thiết cho trẻ. Nếu bạn tự chế biến cho trẻ ăn cần đảm bảo hợp vệ sinh và đầy đủ dinh dưỡng, tuy nhiên bạn nên lưu ý những thức ăn có thể làm cho trẻ bị dị ứng.
– Giai đoạn ăn cháo: Khi bé được 9 – 10 tháng (có bé sớm hơn) và đã ăn được kha khá, bạn có thể nấu cháo cho bé ăn. Không nên chỉ hầm xương lấy nước, vì nước ngọt của xương hoàn toàn không cung cấp đủ chất dinh dưỡng, mà bé cần ăn cả xác thịt, cá, rau củ. Nên hầm riêng một nồi cháo nhừ. Mỗi bữa ăn của bé, bạn múc cháo ra và cho thịt, cá, rau củ vào nấu chín từng bữa, thêm dầu ăn cho bé ăn. Khi nấu cho bé, bạn nên nêm thật nhạt. Nếu không có mắm muối mà bé vẫn ăn ngon thì càng tốt.
Lúc đầu dùng rây thưa tán cháo. Sau đó, chỉ cần băm nhuyễn thịt, cá và rau củ là được. Bạn nên tập dần cho bé quen từ thức ăn nhuyễn đến hạt lợn cợn và cuối cùng là cho ăn cơm. 
– Giai đoạn ăn cơm: Khi có đủ răng (20 cái), bé mới có thể nhai cơm thật kỹ. Bạn nên nấu cơm mềm và dằm nát cho trẻ ăn. Tập cho trẻ ăn các loại rau, củ bằng cách nấu canh rau đay, canh mồng tơi, canh bí đỏ, canh súp (nấu với cà-rốt, khoai tây, súp-lơ, su hào). Nên cắt ngắn rau cho bé dễ nhai để bé không bị hóc cọng rau.

Bữa ăn của trẻ phải bao gồm đầy đủ bốn nhóm dinh dưỡng chính:

  • Tinh bột: gạo, khoai, nui, bánh mì…
  • Chất đạm: cá, thịt, trứng, tôm, cua, đậu hũ…
  • Rau, trái cây: ngoài việc cho bé ăn rau, củ, nên cho bé ăn trái cây tươi: nho, cam, quít, chuối, đu đủ…
  • Dầu thực vật: tốt nhất nên dùng dầu mè, dầu ô-liu, dầu hướng dương (trộn vào chén bột, cháo).
Bạn nên hiểu là ăn dặm không thể hoàn toàn thay thế sữa. Khi bé không bú mẹ nữa thì bạn nên thay thế sữa mẹ bằng sữa bột. Có thể cho bé bú bình hoặc uống bằng ly. Sữa là nguồn dinh dưỡng tốt, giàu can-xi nên cực kỳ quan trọng với trẻ. Bạn cần tập cho trẻ thói quen uống sữa mỗi ngày cho đến lúc trưởng thành.
Khi nấu cho trẻ, nên linh động trong thực đơn mỗi bữa, ví dụ trưa ăn tôm thì chiều ăn thịt, món rau cũng thay đổi như vậy. Tránh không lặp đi lặp lại một công thức dễ khiến bé ngán ăn và gây ra thừa hoặc thiếu các dưỡng chất.
Không nên nêm nhiều muối vào thức ăn của trẻ vì không tốt cho thận của trẻ, có nguy cơ cao huyết áp khi lớn lên. Chỉ nên dùng muối i-ốt cho trẻ.
Ngoài cơm, bạn cũng nên tập cho trẻ ăn bún, mì, nui, bánh mì, ngũ cốc. Sự phong phú thức ăn khiến trẻ cảm thấy mới mẻ và hào hứng. Hơn nữa, tập cho trẻ dễ dàng tiếp cận và hòa mình với thế giới xung quanh. Nhưng bé cũng có thể không sốt sắng nếm thử những thức ăn mới lạ. Hãy cho bé thời gian để làm quen với thức ăn. Đừng cố ép bé ăn nếu như bé đã cảm thấy vừa no. Một bữa ăn dinh dưỡng là một bữa ăn cung cấp đầy đủ dưỡng chất theo chế độ hợp lý. Thiếu và thừa dinh dưỡng đều không tốt cho sức khỏe và sự phát triển của trẻ.

Bạn cần biết:

– Calorie: Là đơn vị đo năng lượng có chứa trong thức ăn. Theo tỉ lệ cân nặng cơ thể, trẻ cần lượng calorie nhiều gấp 2,5 – 3 lần so với người lớn. Chất tinh bột là nguồn calorie chính yếu.
– Protein (chất đạm): Rất quan trọng cho sự sống vì giúp xây dựng tế bào và mô cơ thể. Nhu cầu về protein của trẻ lớn gấp 3 lần nhu cầu của người lớn (theo tỉ lệ trọng lượng cơ thể).
– Vitamin: Là chất thiết yếu cho sức khỏe. Nên hỏi ý kiến bác sĩ xem có cần bổ sung thuốc bổ sinh tố kịp thời cho trẻ không.
– Khoáng chất: Can-xi, phốt-pho, ma-gie cần thiết cho sự tăng trưởng xương và cơ bắp. Trẻ sinh ra đã sẵn có lượng dự trữ chất sắt (Fe) đủ dùng trong 4 tháng. Sau đó, cần cung cấp sắt cho trẻ trong các bữa ăn hoặc thuốc bổ.

Nên và không nên: 

– Nên:
  • Chọn thực phẩm tươi ở các cửa hàng thực phẩm sạch. Mua ngày nào dùng hết ngày đó.
  • Dùng trái cây và rau ngay sau khi mua về.
  • Hấp rau củ hoặc nấu chín với ít nước (giúp giữ được các vitamin trong quá trình đun nấu).
  • Nấu chín kỹ thức ăn: thịt, cá, trứng…

– Không nên:

  • Cho bé ăn thức ăn thừa.
  • Đun nấu quá lâu rau củ (vì sẽ hủy hết vitamin).
  • Khi chế biến thức ăn với khối lượng lớn, đừng để nguội thức ăn trước khi cho vào tủ lạnh (vì vi khuẩn sẽ có cơ hội sinh sôi). Đặt thức ăn nóng vào đĩa lạnh, đậy lại và cho vào tủ lạnh.
  • Dùng nhiều chất béo bão hòa (mỡ động vật, bơ).
  • Dùng nhiều muối.
  • Dùng nhiều đường (ngọt, dễ hư răng).
  • Khi mới tập ăn, không nên cho bé ăn phô-mai mềm, lòng đỏ trứng, đậu phộng tán nhuyễn sẽ làm bé dễ bị sặc.
Những thắc mắc thông thường khi cho bé ăn dặm: 
Tại sao phải cho trẻ ăn dặm?
Vì khi lớn lên, trẻ cần nhiều năng lượng hơn để hoạt động nhiều hơn. Tuy nhiên, mỗi cữ bú, bao tử của bé chỉ chứa được một lượng sữa nhất định mà thôi. Vì vậy, bạn nên thay thế dần bằng chế độ ăn đặc chứa nhiều tinh bột, chất béo và đạm để bảo đảm cung cấp đủ năng lượng và dưỡng chất cho cơ thể. 
Tại sao không nên cho trẻ ăn dặm sớm hơn hoặc trễ hơn?
Trước 6 tháng, cơ thể bé còn non yếu, chưa có khả năng tiêu hóa và hấp thu tốt các chất dinh dưỡng. Nếu ăn dặm sớm dễ gây ra suy dinh dưỡng.
Nếu ăn dặm quá trễ (sau 6 tháng), bé sẽ thiếu hụt lượng dinh dưỡng cần thiết để cung cấp cho cơ thể trong quá trình phát triển mạnh mẽ ở giai đoạn đầu đời. Hơn nữa, cho ăn dặm trễ sẽ gặp khó khăn khi tập cho trẻ tiếp nhận với các loại thức ăn. 
Khi ăn, trẻ cứ phun phì phì, làm sao tập cho trẻ làm quen với thức ăn mới?
Đầu tiên, chỉ nên tập cho bé ăn một loại thức ăn mới thôi. Thử cho bé ăn một lần và đợi vài ngày sau cho bé ăn lại cùng thức ăn đó, xem bé có phản ứng hay không.
Để tránh việc bé phun thức ăn, bạn nên cho bé làm quen với thức ăn đặc vào trước cữ bú sữa. Dùng muỗng nhỏ (1/3 muỗng) để đút thức ăn cho bé. Đừng đút một muỗng đầy và đừng đút sâu vào miệng trẻ: trẻ sẽ bị nghẹn và phun ngược thức ăn ra ngoài. 
Nên tập cho trẻ ăn dặm trong cữ ăn nào là dễ nhất?
Bữa trưa là cữ tập cho ăn lý tưởng nhất vì trẻ không đói cồn cào (vì đã có bữa sáng rồi). Trẻ sẽ tỉnh táo và chịu “hợp tác” hơn. 
Khi tập cho trẻ ăn dặm, có nên cho trẻ uống nước thoải mái không?
Hãy cho trẻ uống nước sau bữa ăn và những lúc trẻ khát. Nhưng đừng cho trẻ uống quá nhiều trước giờ ăn.
Có thể tập cho bé ăn trứng và uống nước trái cây ngay không?
Không nên tập cho bé ăn những thức ăn có chứa chất gluten (bột mì), đậu phộng, các chế phẩm từ sữa, hay trứng trong ít nhất 6 tháng để tránh phát sinh những bệnh dị ứng sau này.
Trẻ 4 tháng đã bắt đầu uống được nước trái cây. Vài tháng sau bạn có thể nạo, dầm nhuyễn trái cây cho bé ăn.
Thanh Huyền